Phượng Hoàng cổ trấn không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp đậm chất cổ trang mà còn có nhiều món ăn đặc sản rất phong phú. Thỏa sức để trả lời câu hỏi ăn gì ở Phượng Hoàng cổ trấn nếu bạn muốn ghé thăm nơi đây.

Là một nơi có cùng đất có lịch sử lâu đời và sự giao thoa giữa văn hóa của các dân tộc với nhau. Chính vì lẽ đó ẩm thực Phượng Hoàng Cổ Trấn trở nên nổi tiếng, là một trong những điểm nhấn thu hút du khách đến khám phá, thưởng thức. Tới đây, du khách không cần quá lo lắng về vấn đề ăn uống mà hãy chuẩn bị một “chiếc bụng đói” để chinh phục những món ngon ở Phượng Hoàng Cổ Trấn.

Món chính

Lẩu cá cay

Lẩu cá cay là đặc sản quen thuộc của Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn giá rẻ , mỗi khi khách du lịch đến nơi đây họ nhất định không thể bỏ qua món ăn này cá không lấy đâu xa mà chính là được đánh bắt từ con sông Đà Giang quen thuộc chạy len giữa hai hàng cổ trấn, chúng được chế biến ngay khi vừa vớt lên khiến cho cá vẫn giữ nguyên được vị ngon ngọt, thịt rất dai và bùi.

Lẩu cá cay

Lẩu cá cay

Với món lẩu cá cay Phượng Hoàng cổ trấn này bạn sẽ không thưởng thức cùng mì hay bất kỳ một sợi bún nào như những món lẩu bạn vẫn thường ăn tại Việt Nam vì lẩu cá cay này sẽ được ăn kèm cùng với cơm. Từng thớ cá trắng ngần, béo ngậy kết hợp cùng cơm trắng dẻo thơm sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm khó quên trong đời.

Vịt hầm tiết, gạo nếp

Món vịt hầm tiết, gạo nếp là món ăn đặc sắc yêu cầu sự tỉ mỉ nhất định trong khâu chế biến. Người ta ngâm gạo nếp rồi vớt ra để thật ráo, sau đó trộn đều hỗn hợp gạo cùng tiết sống trước khi cho hỗn hợp hấp cách thủy. Sau khi gạo nếp đã chín, người ta cắt thành những miếng nhỏ đều nhau rồi đem đi chiên giòn.

Vịt hầm tiết, gạo nếp

Vịt hầm tiết, gạo nếp

Về phần thịt vịt, sau khi được sơ chế sạch sẽ, người ta sẽ hầm nhừ vịt kèm một số gia vị đặc trưng của người Trung Quốc rồi mới thả gạo đã chiên vào. Nồi vịt hầm tiết gạo hoàn thành sẽ có vị ngọt của vịt, vị bùi của gạo nếp cùng với vị thơm của tiết – quả là một sự kết hợp tuyệt hảo gây nhớ thương sâu sắc cho thực khách đến Phượng Hoàng Cổ Trấn.

Thoạt đầu nhìn bạn có thể sẽ nghĩ đây là một món khá khó ăn nhưng đừng quá lo lắng mà hãy thưởng thức thoải mái nhé! Các công đoạn chế biến và khâu nêm nếm gia vị được tiến hành vô cùng tỉ mỉ nên đã khử được mùi tanh vốn có. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được độ dai mềm của thịt vịt cùng phần gạo chiên giòn đậm đà hương vị cực kỳ hấp dẫn.

Gà hầm nham nhĩ

Đúng như tên gọi, đây là món có nguyên liệu là những con gà thơm ngon, nuôi ngay ở Trương Gia Giới mà khách hay gọi vui là gà “quê”, săn chắc và vô cùng ngọt thịt, người ta hầm với nham nhĩ – một loại nấm như mộc nhĩ nhưng mọc trên đá, được coi là đặc sản của núi rừng Trương Gia Giới. Đây là món ăn vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng có khả năng giúp ngủ ngon và giữ tinh thần thư thái, sảng khoái.

Gà hầm nham nhĩ

Gà hầm nham nhĩ

Cá muối của người Miêu

Trong số các món ăn ở Phượng Hoàng Cổ Trấn thì cá muối của dân tộc Miêu là một món ăn đặc sản có hương vị độc đáo. Những con cá dùng để muối là loại cá được nuôi ở trong các ruộng lúa. Khi bắt về, cá được rửa sạch, ướp muối, tiêu cùng một loại dung dịch gia truyền trong vòng 3 ngày. Khi hết 3 ngày, người ta lại tiếp tục nhồi thêm gạo nếp và ngô ngọt vào trong cá và muối tiếp trong thời gian nửa tháng.

Trong cả quá trình muối, vị thơm ngọt của gạo, của bắp sẽ ngấm vào thịt cá. Bởi thế mà cá muối người Miêu không chỉ ngọt, ngon, thơm và thịt còn rất mềm. Cá này thường sẽ được ăn cùng xôi nếp, cơm hoặc dùng để nấu canh.

Cá muối của người Miêu

Cá muối của người Miêu

Các món mì

Mì là món ăn không thể thiếu trong ẩm thực Trung Hoa. Chính vì vậy khi tới du lịch Phượng Hoàng cổ trấn thì các món mì là món ăn mà du khách lựa chọn thưởng thức nhiều nhất. Một bát mì có giá dao động từ 15 tệ đến 25 tệ một bát.

Các món mì

Các món mì

Món mì ở đây có nhiều phiên bản khác nhau, tha hồ cho bạn lựa chọn và thưởng thức. Mì trộn với các loại rau củ, thịt heo… hoặc mì nước với nước dùng ngon ngọt từ thịt gà hoặc bò, hành tây, nấm kết hợp cùng các loại gia vị. Hương vị đặc trưng, thơm ngon của món mì bạn chỉ có thể tìm thấy duy nhất tại thị trấn cổ này.

Cơm đậu phụ

Cơm đậu phụ này được người dân trấn Phượng Hoàng làm từ đậu nành ngâm cùng gạo rồi xay thành sữa. Sữa gạo này được đun sôi với chất làm đông, để nguội thành khối mềm như thạch. Khối sau đó sẽ được cắt ra thành miếng nhỏ, nhúng qua nước lạnh, vớt ra cho vào hộp, ăn kèm cùng ớt, lạc rang, hành lá, xì dầu và củ cải chua. Đây là món ăn phổ biến, thường có trên mỗi bàn nhậu ở đây, giá khoảng 5 tệ/bát. Bánh đậu phụ làm ở Phù Dung trấn gần Phượng Hoàng Cổ Trấn là loại nổi tiếng nhất.

Cơm đậu phụ

Cơm đậu phụ

Cơm ống tre

Cơm ống tre ở Phượng Hoàng Cổ Trấn được nấu khá giống cơm lam là bỏ gạo vào ống tre để nấu. Cơm ống tre ở đây nổi tiếng với mùi thơm cùng độ dẻo, mịn đặc trưng của hạt gạo nơi đây. Món ăn này ở đây thường được ăn cùng thịt xá xíu, đậu vô cùng hấp dẫn. Khi ăn có cảm giác cơm vừa dẻo vừa thơm kết hợp bới hương bắp ngọt ngọt, điểm thêm vài miếng xá xịu đậm đà thì chỉ có thể là hết sảy luôn.

Cơm ống tre

Cơm ống tre

Thịt xông khói Tương Tây

Thịt xông khói Tương Tây được hun bằng củi, tuy trông xấu xí như cục đá nhưng cắn một miếng du khách sẽ cảm nhận được vị béo ngậy, thơm dịu rất khác khi nhìn vẻ ngoài. Hầu hết các nhà hàng ở Phượng Hoàng Cổ Trấn đều có món thịt ba chỉ xông khói xào rất thơm, béo nhưng không ngấy, cực kỳ đưa cơm.

Thịt xông khói Tương Tây

Thịt xông khói Tương Tây

Món ăn vặt

Shaokao – Xiên nướng

Shaokao trong tiếng Hán có nghĩa là đồ ăn nướng, xiên nướng. Do ở đây có khí hậu lạnh nên đồ nướng là một món ăn vô cùng tuyệt vời. Thịt ở đây được tẩm ướp đậm đà, ngon miệng. Cũng chẳng phải quá khó khăn để bạn tìm kiếm một quán xiên nướng ở các ngõ ngách, con đường.

Thực chất, món xiên nướng này rất phổ biến ở Việt Nam, nhưng xiên nướng tại Trương Gia Giới vẫn tạo ra sự khác biệt và có nét hấp dẫn riêng của nó. Người ta chế biến Shaokao từ những viên rau củ, thịt, cá,… ăn kèm với các loại nước sốt khác nhau đậm đà hương vị Trung Hoa.

Shaokao - Xiên nướng

Shaokao – Xiên nướng

Củ cải muối

Trước đây vì nghèo đói, củ cải muối trở thành thực phẩm chính ở đây, có mặt trong hầu hết các bữa cơm của mọi gia đình. Nguyên liệu để làm nên món ăn này là củ cải tím và muối hồng, được người dân chọn lựa kĩ càng cho đến thực hiện quy trình muối ủ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Củ cải muối không chỉ là một món ăn ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa.

Củ cải muối

Củ cải muối

Dần dần người ở đây yêu thích nó vì sự đơn giản, miễn là nơi có người đi kẻ đến là sẽ có quầy bán củ cải muối. Dù trông có vẻ dễ làm nhưng mỗi gia đình ở đây đều có một công thức riêng, gia giảm độ chua, cay, ngọt và hạt tiêu…Từ đó trở thành một món ăn đặc sản Phượng Hoàng cổ trấn. Hầu hết trong các nhà hàng, ngay khi bạn vào gọi món xong họ cũng sẽ đặt ngay một bát củ cải muối miễn phí ra trước tiên.

Sương sáo Phượng Hoàng

Đây là món ăn có mặt trong nhiều quán ăn và nhà hàng tại Phượng Hoàng Cổ Trấn. Người dân ở đây tự tay lựa chọn nguồn sương sáo tươi và chế biến. Sương sáo ở trấn Phượng Hoàng trong vắt như nước, thường ăn cùng nước đường nâu. Không chỉ có tác dụng giải nhiệt mà sương sáo còn chứa vitamin, giàu chất xơ và hàm lượng calo thấp. Sương sáo ở trấn Phượng Hoàng trong vắt như nước, thường ăn cùng nước đường nâu. Giá khoảng 2 – 5 tệ /bát.

Sương sáo Phượng Hoàng

Sương sáo Phượng Hoàng

Bánh đồng diệp

Là loại bánh truyền thống nổi tiếng của người Miêu được tặng vào những ngày lễ quan trọng của họ. Loại bánh thơm ngon, mềm mại được làm từ gạo nếp, nhân thịt khô, thêm chút hạt mè, đậu đỏ, đường trắng… gói ghém bằng lá cây tạo nên một màu xanh đặc trưng.

Bánh đồng diệp

Bánh đồng diệp

Trông có vẻ giống bánh ngải ở vùng cao Việt Nam nhưng loại bánh đồng diệp này dùng lá vông và gạo nếp để tạo nên vỏ bánh màu xanh. Nhân có thể chọn loại ngọt hoặc mặt. Nhân mặn có thịt khô, thịt lợn ngâm ăn với dưa góp. Nhân ngọt có loại nhân vừng, đậu đỏ. Đây là loại bánh truyền thống nổi tiếng mà người Miêu thường đem tặng vào những ngày lễ. Giá khoảng 3 tệ/chiếc.

Đậu phụ thối

Món ăn có phần kinh dị này được chế biến khá công phu. Quá trình để cho ra được những miếng đậu phụ đen ngòm beo béo, mềm mềm không phải trong một thòi ngắn. Đậu phụ Hồ Nam được ủ men suốt 15 ngày, do thời gian dài như thế nên mùi đậu phụ thơm bùi và béo ngậy hơn so với những loại đậu phụ khác.

Đậu phụ thối

Đậu phụ thối

Nguyên liệu chính món ăn gồm nước sốt đậu tương. Đậu phụ sẽ được chiên lên bằng dầu cây trà nhỏ lửa rồi cho sốt tương ớt và dầu mè. Món ăn tuy khiến nhiều người có phần ngại miệng nhưng khi dùng được thì sẽ nhớ mãi không quên.

Bánh tép Phượng Hoàng cổ trấn

Bánh tép là đặc sản được du khách săn lùng nhiều nhất khi đến Phượng Hoàng Cổ Trấn. Được chế biến từ những mẻ tép nhảy tươi rói bắt trên sông Đà Giang trộn cùng bột, trứng và rắc thêm hành tươi nên mson ăn cực vừa thơm, giòn lại có vịt ngọt rất đặc trưng. Chỉ với 5 tệ bạn đã có ngay một chiếc bánh tép giòn thơm nóng hôi hổi.

Bánh tép Phượng Hoàng cổ trấn

Bánh tép Phượng Hoàng cổ trấn

Kẹo gừng

Đến thăm trấn cổ, nếu chưa biết ăn gì ở Phượng Hoàng Cổ Trấn, mua gì về làm quà ở cổ trấn thì du khách có thể chọn kẹo gừng, món ăn vặt nổi tiếng của người dân nơi đây. Kẹo gừng này được làm từ cách đây hơn 100 năm. Loại kẹo này được làm hoàn toàn thủ công từ những nguyên liệu đơn giản gồm gừng, đường trắng, vừng và đường nâu.

Kẹo gừng

Kẹo gừng

Không chỉ là món ăn vặt ấm bụng, món kẹo này còn giúp ngăn cảm lạnh rất hiệu quả. Hơn nữa, du khách sẽ được cùng người dân trải nghiệm, tự tay làm ra những viên kẹo gừng thơm ngon và mang về làm quà tặng cho người thân, bạn bè.